Trong ngành công nghiệp sản xuất mành rèm hiện nay tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Những sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên luôn được các quý khách hàng khắp nơi trên thế giới tin tưởng sử dụng bởi những thế mạnh và lợi ích tuyệt vời của nó mang lại cho nhà cửa và cuộc sống của mỗi gia đình.
Thế nhưng, không phải ai trong các bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt được các sản phẩm mình đang quan tâm để sử dụng cho ngôi nhà của mình với mục đích che chắn nắng, trang trí nhà cửa, điều hòa nhiệt độ…
Video Quá trình thi công nhà tre trúc được Tre trúc Ngọc Dương triển khai tại Gia Lâm – Hà Nội
Mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương là một trong những đơn vị tiên phong và đi đầu trong việc sử dụng các nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường, đặc biệt là các sản phẩm Mành rèm che nắng sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên. Ngày hôm nay, Mành rèm che nắng Ngọc Dương xin trân trọng được giới thiệu và mô tả tới các quý độc giả và khách hàng, những người đang quan tâm đến ” Những nguyên liệu phổ biến trong sản xuất mành rèm che nắng” trong bài viết dưới đây:
Tre trong sản xuất mành rèm che nắng
Tre là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phổ biến nhất trong việc sản xuất ra những đồ nội ngoại thất sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên.
Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 – 60 năm một lần.
Kỹ thuật thi công tay đòn khung mái và lợp mái lá guột Nhà tre trúc tại Hữu Lũng – Lạng Sơn
Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu cát. Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già có thể cao hơn 5 mét. Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.
Tre đã được sử dụng rộng rãi khắp châu Á trong nhiều thế kỷ; Tuy nhiên, phải đến gần đây, nó mới được công nhận ở các nơi khác trên thế giới. Đây là vật liệu nhẹ và chắc chắn có thể là lý do tại sao rèm cửa sổ bằng tre trở nên phổ biến hơn.
Tại sao nên chọn mành tre?
Mành tre có thể tăng cường ánh sáng và thêm không gian cho căn phòng, đồng thời cung cấp các chức năng chính xác giống như mành truyền thống. Sự đơn giản của mành tre giúp chúng dễ dàng bảo trì, lắp đặt và vệ sinh. Hơn nữa, yếu tố tự nhiên của Mành tre che nắng phù hợp với hầu hết các kiểu trang trí từ phóng túng đến thời thượng. Độ bền của mành tre trúc là từ 6 đến 10 năm.
Sản xuất rèm che nắng sử dụng nguyên liệu tre nứa
Cây nứa là một trong những loài thuộc họ tre. Thân thẳng cao từ 12-15m, đường kính đạt tới 10cm. Vách mỏng 0.5-0.6cm. Lóng (đốt) dài trung bình 40-60cm, có khi dài tới 90cm.
Cây nứa được đập dập rồi đan vào nhau tạo thành những tấm phên nứa dùng trong xây dựng nhà cửa. Làm vách, lợp mái che mưa nắng, làm giàn che trong sản xuất nông nghiệp, làm đồ dùng trong sinh hoạt, làm nguyên liệu dùng để sản xuất ván ghép thanh, ốp tường, ốp trần, đặc biệt trong việc sản xuất vách ngăn bằng tre nứa.
Sức tiêu thụ của tre nứa ngày càng lớn trong ngành sản xuất mành tre trúc che nắng , tạo ra thị trường nguyên liệu tre trúc nứa khá sôi nổi. Nứa được sử dụng nhiều trong các làng nghề làm mành tre trúc truyền thống như Làng nghề tre trúc Vân Lũng – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội và nằm rải rác trong một số đơn vị sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mành nứa là loại mành giá rẻ, phù hợp với những khách hàng có nhu cầu lắp đặt tấm mành có giá thành vừa phải, không quá cầu kỳ về chất lượng. Nói như vậy, chất lượng của mành nứa cũng chỉ kém mành tre và mành trúc, nhưng có độ bền cao hơn hẳn so với các loại mành nhựa, rèm vải hoặc bạt che nắng. Với độ bền khoảng từ 3 đến 5 năm.
Cây lồ ô – Tre lồ ô trong sản xuất mành rèm
Tre lồ ô hay lồ ô Trung Bộ (Có tên khoa học là Bambusa balcooa) là loài tre có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loài này phổ biến ở Việt Nam, được dùng làm thực phẩm và dùng cho các công trình xây dựng tạm thời. Cây có thể cao đến 25 m, đường kính 15 cm. Mọc thành từng bụi Tre lồ ô cũng như các loại tre thường thấy. Chúng có độ đàn hồi cao, mềm dẻo nhất định.
Lồ ô có hình dáng khá giống với cây tre. Đặc điểm nổi bật của Lồ ô là có các gióng phát triển dạng cong, các ngọn của lồ ô rũ xuống, gióng thân đều nhau và trơn nhẵn. Quá trình trồng lồ ô, khai thác và thu hoạch chúng khá đơn giản, không phức tạp.
Những công dụng của cây lồ ô trong cuộc sống hiện đại ở Việt Nam
- Lồ ô non, hay còn gọi là Măng lồ ô được chế biến thành nhiều món ăn ngon đặc trưng như măng muối ớt, măng nấu, măng luộc…Tre lồ ô được các chuyên gia đánh giá rất cao về giá trị văn hóa và kinh tế.
- Lồ ô được ứng dụng trong công việc Thi công các công trình xây dựng có vách ngăn làm bằng lồ ô, làm sàn nhà bằng tre lồ ô. Dùng để trang trí nhà ở, làm hàng rào tre trúc,…
- Trong lĩnh vực nông nghiệp loại cây này được dùng để làm dụng cụ. Ví dụ như làm cán cuốc tre, làm cán xẻng, làm cày, bừa,….
- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, cây lồ ô được dùng để làm cán dao, đũa tre, rổ giá, thúng mẹt, làm chõng tre…
- Cây tre lồ ô ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực ẩm thực mang sắc màu dân gian. Tiêu biểu như được dùng để làm ống tre cơm làm, làm thực phẩm (măng tre),…
- Trong lĩnh vực công nghiệp, lồ ô được dùng để sản xuất đồ mỹ nghệ, là nguyên liệu sản xuất giấy, tranh trang trí,…
Giá trị sử dụng của cây tre lồ ô
- Tỷ lệ cellulose của thân ô đạt hơn 50%, lignin đạt 22,37%, chiều dài sợi đạt 1,9-2,2 mm. Vì vậy, nó được sử dụng như một nguyên liệu tuyệt vời để sản xuất giấy trắng cao cấp với độ dẻo dai cao.
- Tỷ trọng (khô) là 785 kg/m3, cường độ nén dọc là 598,7 kg/cm2 và độ uốn xuyên tâm là 3448 kg/cm2. Cường độ uốn tiếp tuyến 2499 kg/cm2, đáp ứng yêu cầu xây dựng.
- Những cây có đốt dài thích hợp để chế biến ván ép. Tre lồ ô được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, từ việc làm dụng cụ sản xuất, xây dựng đến lấy măng làm thức ăn.
Rèm cửa bằng tre trúc đã trở thành thuộc tính gần như không thể thiếu của bất kỳ căn phòng nào. Nhiệm vụ chính của chúng không chỉ là trang trí nội thất, mà còn để bảo vệ nhà cửa khỏi ánh nắng quá mức và những cái nhìn không mong muốn. Ngoài ra, điều cực kỳ quan trọng là chất liệu rèm phải bền và thân thiện với môi trường.
Cây tầm vông
Trong bài thơ “Ô cửa sổ” bất hủ của nhà thơ Xuân Quỳnh có đoạn “Tập tầm vông, tay nào không ?, tay nào có? …“. Cây tầm vông đã trở nên quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay. Nó đã gắn bó và được sử dụng trong nhiều thế hệ từ thời cha ông ta, cho đến thời buổi hiện đại. Vậy cây tầm vông là gì ? Nó được sử dụng làm gì trong đời sống hiện đại. Hãy cùng Mành rèm Ngọc Dương đi tìm hiểu ngay về loại nguyên liệu này nhé.
Cây tầm vông có tên khác như: tre tầm vông, trúc xiêm la, trúc thái. Thuộc họ nhà Tre, tầm vông cũng sở hữu những đặc điểm đặc trưng của các loại tre trúc. Có độ đàn hồi cao, đặc tính mềm dẻo với độ bền vượt trội. Cây dễ uốn nên được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực: trang trí, thủ công mỹ nghệ, nội thất. Tầm vông khi trưởng thành cao trung bình khoảng 14-18m và có đường kính khoảng 5-7cm. Ngọn cây cong và rủ xuống.
Tầm vông là loài tre có khả năng chịu khô hạn khá tốt, nó có thể sinh trưởng tốt ở điều kiện lượng giáng thủy dưới 1.000 mm/năm. Thân cây trưởng thành cao khoảng 6–14 m, đường kính 2–7 cm, gần như đặc ruột và rất cứng, không gai. Lá nhỏ, dài 7–14 cm, rộng 5–7 mm. Tầm vông rừng thường mọc thành bụi dày dặc.
Phân loại các loại tầm vông để sản xuất đồ nội ngoại thất
- Loại 1: Đường kính gốc 2 – 3cm với độ dài từ 3 – 4m.
- Loại 2: Đường kính gốc 3 – 4cm, độ dài từ 4 – 5m.
- Loại 3: Đường kính gốc dao động từ 4 – 5cm, chiều dài từ 5 – 6m.
- Loại 4: Đường kính gốc cây từ 4 – 5cm với chiều dài là 6 – 7m.
- Loại 5: Cây có đường kính gốc từ 5 – 6cm, chiều dài 6 – 7m.
- Loại 6: Cây có đường kính 5 – 6cm, chiều dài từ 7 – 8m.
- Loại 7: Đường kính gốc là 6 – 7cm, chiều dài từ 8 – 10cm.
Tác dụng của nguyên liệu tầm vông trong ngành sản xuất mành rèm và vật dụng nội ngoại thất khác
- Cây tầm vông đã qua xử lý được dùng làm bàn ghế tre, nội thất tre trúc
- Cây tầm vông còn được sử dụng nhiều trong trang trí quán cafe, nhà hàng, nhà chòi, nhà lá như: ốp tường, ốp trần, làm vách tre, làm hàng rào tre, làm cổng,…
- Cây tầm vông được dùng làm nhà tre, bởi tính chất dễ uốn, cứng cáp và độ bền cao
- Cây tầm vông còn được xử dụng trong các công trình xây dựng, phục vụ trong nông nghiệp.
Tre Hóp đá – Cây hóp đá
Cây hóp đá (còn có các tên gọi khác là: cây hóp, tre hóp, tre đá) là một trong những loại tre có kích thước vừa phải, vách dày, phần gốc thon đều cho tới phần ngọn. Được ứng dụng nhiều trong xây dựng các công trình kiến trúc tre, là nguyên liệu để thi công nhà tre trúc mang đậm sắc màu thôn quê, giản dị và bình yên.
Cây hóp đá (tre hóp) được phân bố nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái. Tre hóp có kích thước dài trên 9m, được thu hoạch theo yêu cầu từ 4m, 8m hoặc 9m và mang về đồng bằng để sản xuất ra các đồ nội ngoại thất.
Đường kính và hình dạng của cây hóp đá là cây thon, đều và có đường kính chênh nhau giữa gốc và ngọn không nhiều trong khoảng từ 3 đến 4cm, 4 đến 5, hoặc 5 đến 6cm.
Chủng loại của tre hóp được chia thành: Hóp A, B hoặc xô. Loại A có đường kính 4-5cm trở lên. Loại B có đường kính từ 3-4cm đổ lên. Loại xô là loại tổng hợp cả A và B
Ứng dụng của cây hóp đá trong sản xuất mành rèm và sản xuất đồ nội ngoại thất
Trong lĩnh vực xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, giường như cây hóp đá có thể sử dụng đề làm hầu hết các bộ phận của một căn nhà. Cụ thể như: làm cột, làm kèo trong các công trình nhà chòi, nhà tre mái lá, nhà nghỉ chân, làm ốp tường, vách ngăn, ốp trần,….
Bên cạnh đó, người ta cũng sử dụng hóp đá để làm bờ rào, tường rào,… Tất cả đều toát lên được những vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của người Việt trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
- Làm cột, kèo trong thi công nhà tre mái lá, nhà chòi, nhà nghỉ mái.
- Làm vách ngăn.
- Làm hàng rào.
- Ốp tường.
- Ốp trần.
- Được phục vụ trong hầu hết các hạng mục của các công trình tre trúc hiện nay.
- Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ: nong, nia, rổ, rá, mẹt…
- Đóng đồ dùng nội thất: bàn, ghế, giường, tủ…
- Làm dụng cụ phục vụ lao động sản xuất công nông nghiệp.
Trong lĩnh vực du lịch
Hiện nay ngành du lịch Việt đang có xu hướng xây dựng mô hình du lịch nghỉ dưỡng, hòa mình với thiên nhiên. Do đó tre đá được sử dụng để thi công các hạng mục công trình tre trúc làm nơi nghỉ dưỡng, homestay,…
Trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
Tre hóp được ứng dụng để làm thúng, mẹt, rổ, giá, nong, nia,…. phục vụ đời sống thường ngày của người dân. Đồng thời có thể làm mỹ nghệ để làm đồ trang trí, decor cho nhà hàng, quán nước, quán trà sữa, cà phê,….
Trong lĩnh vực nội thất, loại cây này được tận dụng để làm giường tủ, bàn ghế, giường tre, chõng tre,….
Trong lĩnh vực công – nông nghiệp
Cây hóp đá còn được sử dụng để làm các dụng cụ phục vụ trong quá trình lao động, sản xuất trong ngành công nông nghiệp. Trong đó có nhiều vật dụng quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt như: cán cuốc được làm từ tre hóp, làm cày, bừa,….
Nếu bạn quan tâm đến bài viết “Ván tre ép – Ý tưởng tuyệt vời cho Trần, tường và quán Bar“. Mời quý độc giả Đón đọc tại đây
Có thể thấy rằng không chỉ đơn giản là cho bóng mát, làm hàng rào bảo vệ xóm làng. Mà cây tre hóp được ứng dụng rất rộng rãi, đa lĩnh vực. Loài cây này ngày càng được cung ứng rộng rãi trên cả nước. Có thể phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng mọi vùng miền mà giá bán cũng rất hợp lý.
Ngoài ra, trong ngành công nghiệp sản xuất mành rèm và sản xuất các đồ nội thất bằng tre trúc còn có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nữa như luồng, tre khô…sẽ được Mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương giới thiệu đến các quý độc giả trong những bài viết sau.
Chúng tôi chân thành cám ơn các quý độc giả từ trước đến nay đã luôn đón đọc, ủng hộ các sản phẩm làm từ nguyên liệu thiên nhiên của Nội thất tre trúc Ngọc Dương
CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MÀNH RÈM CHE NẮNG NGỌC DƯƠNG
Địa chỉ: Vân Lũng – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội (Cạnh Thiên Đường Bảo Sơn)
Điện thoại: 0973.403.629
Email: Thegioimanhremviet@gmail.com
Website: www.thegioimanhrem.net