Nói về những ngôi làng truyền thống của vùng quê Bắc Bộ, có lẽ hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tiềm thức của mỗi người, đó chính là Cây đa, Bến nước, mái đình. Thế nhưng, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến một hình ảnh thân thương vô cùng, mà bất kỳ người con xa quê nào cũng thấy xúc động mỗi khi trở về, Đó là CHIẾC CỔNG LÀNG.
Sự hình thành và phát triển của Cổng làng quê
Cổng làng ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của mỗi một ngôi làng, từ những chiếc cổng thô sơ bằng đất, bằng đá. Cho đến những chiếc cổng xây bằng gạch ngói vững chắc, đều là một phần của hồn cốt quê hương. Mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương, xin phép được mời quý vị và các bạn cùng trở về với không gian của làng quê Bắc Bộ, để thấy lại hình ảnh quen thuộc và thân thương thở nào, vẫn còn đang hiện hữu như một giá trị bất biến với thời gian.
Nếu như cây đa, bến nước là một hình ảnh quen thuộc với mỗi người dân quê, thì Cổng Làng còn mang lại nhiều giá trị hơn thế. Nó không chỉ gắn kết đơn thuần về mặt hình ảnh, mà còn là sự gắn kết với mỗi ngôi làng trên nhiều phương diện, văn hóa, tín ngưỡng, địa lý, phong tục, đời sống. Và tạo nên những giá trị hữu hình vô giá. Bởi vậy, Cổng Làng bắc bộ luôn gắn vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của người dân, trở thành một bộ phận không thể thay thế cấu thành lên tổng thể văn hóa và kiến trúc của mỗi ngôi làng truyền thống xưa ở Bắc bộ.
Từ xưa, sau khi làng được lập nên, sẽ là sự ra đời của Cổng Làng, Dù không chính thức, nhưng đây được xem như một lời tuyên bố về sự hình thành và phát triển của Làng. Vị trí dựng lên chiếc cổng, cũng được xem như 1 điểm mốc, đánh dấu vùng lãnh thổ và không gian địa lý giữa bên trong và bên ngoài làng. Vậy nên, cổng thường nằm ở đầu Làng, trên trục đường chính dựa theo phong thủy của Làng mà xác định.
Những giá trị lịch sử vẫn còn mãi với thời gian của Cổng làng.
Phía sau cổng làng, là mọi sinh hoạt đời sống của người dân với kiến trúc đình Làng, nhà cửa, đường Làng, ngõ xóm, phong tục tập quán, nề nếp, lễ nghi. Mỗi cổng Làng Việt Nam đều có những nét kiến trúc riêng. Ví như cổng Làng Mông Phụ, thuộc kiến trúc di tích lịch sử Làng cổ Đường Lâm, trở thành hình ảnh tiêu biểu cho Làng quê Bắc Bộ, bởi nó là tâm điểm cho một bố cục hài hòa với không gian của con đường làng, Cây đa, bến nước, cánh đồng.
Được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm, đến nay Cổng làng Mông Phụ vẫn đóng vai trò như một cánh cửa chính của ngôi nhà lớn, Cổng làng mang kiến trúc của nhà 2 mái xốc, có trụ đỡ. Bên trong có khung gỗ, Kèo, Hoành được xây theo hướng chính Đông. Trước kia, cổng là nơi làm nhiệm vụ bảo vệ làng khỏi thú dữ và giặc cướp. Nay Cổng Làng hiện lên như một sự chào đón chân thành, hồ hởi của người dân Làng đối với khách phương xa, và đối với những người con xa quê trở về. Nhìn thấy những chiếc cổng Làng bắc bộ thấp thoáng hiện lên phía xa, cảm giác bình yên lại ùa về.
Cổng làng không chỉ là nơi chốn ra vào, mà còn là một không gian gắn liền với ký ức tuổi thơ với cả quá trình trưởng thành của mỗi người dân trong làng. Họ lớn lên bên cổng Làng, ngày ngày vác cày, vác Cuốc đi qua cổng Làng, rồi tạm biệt người thân lên đường nhập ngũ, trở về trong niềm hân hoan khi nhìn thấy cổng Làng. Tất cả những điều ấy đã tạo nên dấu ấn khó phai mờ về cổng làng, trong tâm thức của người dân Làng, để đến khi đã đi qua gần cả cuộc đời, người ta mới có dịp cảm nhận rõ hơn về hồn quê cất giấu trong những hình ảnh thân quen ấy.
Tới bất cứ một ngôi Làng nào ở Bắc Bộ, hỏi về Cổng Làng, ắt sẽ có ngư
Cổng làng, khi nhắc tới. Mỗi người con xa quê vẫn luôn nhớ về
Không những là nơi chắn giữ và canh phòng về mặt an ninh, Cổng Làng còn thể hiện văn hóa tinh thần và lẽ sống của người làng. Thông qua các dòng câu đối chữ Hán được đắp trên cổng. Đây là sự kết hợp của nghệ thuật kiến trúc với văn chương thường thấy trong các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ.
Cổng làng là dấu tích của một quá trình khai hoang, lập Ấp, lập Làng. Cổng làng từ chức năng ban đầu là bảo vệ dân làng đã trở thành dấu hiệu để nhận biết một nét văn hóa riêng, một nề nếp riêng.
Cổng làng, cổng xóm đã trở thành biểu tượng cho một thời vàng son phô bày những giá trị văn hóa bất biến của mỗi làng quê, tạo nên hình ảnh làng quê bắc bắc bộ xưa thật kỳ vỹ.
Cổng làng linh thiêng, bởi đó là nơi gửi gắm bằng ước nguyện của cha ông, cũng là nơi che chở cho cả cộng đồng, suốt chiều dài lịch sử với những thăng trầm của mỗi làng quê. Trên mỗi viên gạch, trong mỗi lớp đất đá phủ màu rêu phong. Mỗi hoa văn, ký tự cổ in dấu trên cổng là chứa đựng cả sự tài hoa, khéo léo của cha ông và cả những ước mong, kỳ vọng vào sự phát triển của quê hương. Những kỳ vọng đó vẫn còn nguyên theo năm tháng, ngày ngày hiện hữu trên cánh cổng đầu làng như nhắc nhở con cháu giữ gìn niềm tự hào dòng tộc, giữ gìn hồn làng, hồn nước của cha ông.
Cổng làng quê, đường làng, mái đình, cây đa. Đối với mỗi người con làng quê khi trở về, vẫn chưa bao giờ là xưa cũ, nó luôn gợi cho mọi người rất nhiều điều, và nhiều cảm xúc, chỉ đơn giản là nghe tiếng bước chân mình vang nhẹ trên con ngõ nhỏ trở về nhà, trong một ngày làng quê bình yên cũng đủ khiến tâm hồn của mỗi người luôn cảm thấy xao xuyến.
Nhắc tới những Cổng làng cổ nổi tiếng và lâu đời, vẫn giữ đươc những hồn cốt quê hương xưa cũ còn tồn tại đến ngày nay. Hãy cùng chúng tôi, Cơ sở sản xuất Mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương điểm qua một số Cổng làng quê, mà chỉ cần nhắc đến thôi, ai cũng sẽ
Phía sau mỗi Cổng Làng, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những “Làng nghề truyền thống“. Ở đó, con người của mỗi ngôi làng quê, vẫn luôn gìn giữ và phát triển những nghề nghiệp truyền thống của cha ông từ xa xưa cho đến hiện tại.
Làng Vân Lũng, xã An Khánh là một ngôi làng nằm không xa trung tâm Hà Nội. Cũng có Cổng làng như bao làng quê khác, người dân Vân Lũng còn luôn gìn giữ được những giá trị văn hóa, những nghề truyền thống mà cha ông để lại, phục dựng và phát triển. Có thể kể đến những ngành nghề gia truyền nổi tiếng như nghề làm mành tre, mành trúc, mành nứa, sản xuất bàn ghế tre trúc, nghề trồng cây cảnh, nghề đan sọt…
Cơ sở sản xuất và thi công Mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương là một trong số ít những đơn vị vẫn luôn duy trì những giá trị của “Làng nghề truyền thống“. Các sản phẩm truyền thống quê hương như Mành tre, mành trúc, Mành nhựa, Các sản phẩm từ tre trúc khác như Dại tre, Bàn ghế tre, Được chúng tôi phát triển vượt bậc, giới thiệu và phân phối đến mọi miền Tổ Quốc, được khách hàng đánh giá cao.
Giới thiệu đôi nét và Mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương
CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MÀNH RÈM TRE TRÚC CHE NẮNG NGỌC DƯƠNG là Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và thi công mành rèm che nắng, Thi công ốp tre trúc trang trí, Làm nhà tre mái lá sử dụng các nguyên liệu chính từ tre trúc cung cấp cho toàn thị trường Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Là đơn vị tiên phong và đi đầu trong các lĩnh vực sản xuất và thi công các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu từ tre trúc. Từ lâu Cơ sở sản xuất Mành rèm tre trúc che nắng, Thi công ốp trúc, làm nhà tre mái lá Ngọc Dương đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, hùng hậu, có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, triển khai, thi công, lắp đặt Mành rèm che nắng, thi công làm nội thất tre trúc, bàn ghế tre, dại tre nhà cổ, bình phong tre. Các sản phẩm được làm ra bởi CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MÀNH RÈM TRE TRÚC CHE NẮNG NGỌC DƯƠNG luôn được khách hàng và thị trường đánh giá cao, ủng hộ về sự Uy tín – Thân thiện và chất lượng sản phẩm.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Sản xuất và thi công mành rèm tre trúc che nắng Ngọc Dương
- Sản xuất và thi công mành rèm che nắng bằng tre trúc, mành nhựa.
- Cung cấp rèm hạt gỗ, mành trúc trang trí vẽ tranh nghệ thuật.
- Sản xuất và thi công bàn ghế tre trúc
- Sản xuất và thi công ốp trần tre trúc
- Sản xuất và thi công sàn tre trúc
- Sản xuất và thi công màn sáo trúc, màn sáo tre, nứa
- Tư vấn, thiết kế, thi công nhà tre, trần tre, vách tre
- Tư vấn, thiết kế, , sản xuất, thi công các sản phẩm tre trúc
- Dịch vụ lắp đặt mành tre, mành trúc, mành nhựa
- Dịch vụ thi công, trang trí, ốp trần, ốp tường, hàng rào tre trúc..
- Cung cấp bán sỉ, bán lẻ cho các đại lý mành rèm
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT NGỌC DƯƠNG
Địa chỉ: Vân Lũng – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại: 0973.403.629
Email: Thegioimanhremviet@gmail.com
Website: www.thegioimanhrem.net
Dẫn Nguồn bài viết: Báo Nhân Dân
Comments are closed